Tập 27: Lưu Huyền Đức ba lần đến lều tranh | Tam Quốc Diễn Nghĩa (1994)
Gia Cát Lượng, tự Khổng Minh, là người Lang Nha, Dương Đô (phía nam huyện Nghi Thủy, tỉnh Sơn Đông ngày nay). Ông, cha mẹ mất sớm từ nhỏ, sống nhờ vào người chú ở Kinh Châu. Năm ông 17 tuổi, người chú chết, Lượng làm mấy gian nhà tranh trên đồi Ngọa Long ở Long Trung (Tây bắc huyện Tương Dương, tỉnh Hồ Bắc nay), sống ở đó.<br /><br />Trừ những lúc đi ra ngoài, Gia Cát Lượng thường cùng với một số bạn bè đọc sách, trau dồi học vấn, đàm luận việc lớn trong thiên hạ. Lượng lòng mang chí lớn, thường so mình với Quản Trọng và Nhạc Nghị thời Xuân Thu Chiến Quốc. Người hiểu rõ Gia Cát Lượng, đều cho rằng ông là nhân tài khó gặp, tôn ông là “Ngọa Long tiên sinh”, ý so ông với con rồng, trước mắt còn chờ thời.<br /><br />Lưu Bị nghe danh Khổng Minh từ Tư Mã Huy, thêm Từ Thứ nhất mực tiến cử đã quyết định cùng hai nghĩa đệ Quan Vũ, Trương Phi đến Long Trung mời bằng được bậc kỳ tài này. Lần đầu Bị không gặp được Lượng, chỉ nói được vài câu với tiểu đồng. Lần hai, Bị bất chấp gió tuyết tới nhưng cũng không gặp. Tới lần ba, thì Lượng có ở nhà nhưng đang ngủ. Lưu Bị bảo Quan Vũ, Trương Phi chờ ở ngoài cửa, bản thân mình kính cẩn đứng ở bậc thềm trước thảo đường.<br /><br />Sau đó, Lượng và Bị bàn chuyện thiên hạ, rồi ông đưa ra “Long Trung đối sách”, vạch kế hoạch “Chia ba thiên hạ”. Cảm phục trước nhân nghĩa và sự chân thành của Bị, Lượng đã chấp thuận “xuống núi” phò tá. Đấy là tóm lược những ý chính điển tích “Tam cố thảo lư” trong Tam Quốc diễn nghĩa.<br /><br />Xem tập tiếp theo:<br />- Tập 28: Hoả thiêu Bác Vọng pha